Hotline tư vấn: 0943996589

Tầng 3, Số 72C Nguyễn Khang, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội

Thời gian làm việc

Các ngày từ Thứ 2 đến Thứ 6

Từ 8h:00 - 17h:30

Đăng ký nhãn hiệu

ĐĂNG KÝ BẢO HỘ NHÃN HIỆU

17/11/2020 15:55 CH

      

Chủ thể được quyền đăng ký nhãn hiệu gồm:

- Cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam (có thể tự mình đăng ký nhãn hiệu trực tiếp tại Cục Sở hữu trí tuệ hoặc thông qua đại diện sở hữu trí tuệ để thực hiện đăng ký nhãn hiệu);

- Cá nhân, tổ chức nước ngoài (buộc phải tiến hành nộp đơn đăng ký nhãn hiệu thông qua các công ty đại diện Sở hữu trí tuệ).

Phân nhóm sản phẩm, hàng hóa của nhãn hiệu: dựa theo Bảng phân loại quốc tế về nhãn hiệu (Bảng phân loại Ni-xơ) được cả thế giới áp dụng. Theo đó, tất cả hàng hóa, dịch vụ được phân loại thành 45 nhóm. Trong đó có 34 nhóm cho hàng hóa và 11 nhóm cho dịch vụ. Tại Việt Nam, tính phí đăng ký nhãn hiệu căn cứ theo nhóm hàng hóa, dịch vụ đăng ký nhãn hiệu. Do đó, chủ đơn càng đăng ký nhiều nhóm hàng hóa, dịch vụ sẽ càng tăng mức phí đăng ký.

Các bước tiến hành đăg ký bảo hộ nhãn hiệu như sau:

Bước 1: Tra cứu nhãn hiệu

Trước khi nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, người nộp đơn cần kiểm tra xem nhãn hiệu dự định đăng ký có khả năng bị trùng hay không. Việc tra cứu được thực hiện trên dữ liệu của Cục Sở hữu trí tuệ và Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới, từ đó đánh giá khả năng cấp văn bằng bảo hộ cho nhãn hiệu cần đăng ký.

Việc tra cứu nhãn hiệu không phải là thủ tục bắt buộc nhưng là bước cần thiết giúp chủ đơn xem xét việc có nên nộp đơn đăng ký bảo hộ không.

Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

Hồ sơ gồm:

- 02 tờ khai đăng ký nhãn hiệu (theo mẫu);

- 05 mẫu nhãn hiệu kèm theo (kích thước không nhỏ hơn 3*3cm và không lớn hơn 8*8cm);

Trường hợp đăng ký nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận thì cần cung cấp thêm:

- Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận;

- Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù hoặc là nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm hoặc là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương);

- Bản đồ khu vực địa lý (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm, hoặc nhãn hiệu chứa địa danh hoặc dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương).

- Văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cho phép sử dụng địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương để đăng ký nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương).

Cơ quan tiếp nhận hồ sơ: Cục sở hữu trí tuệ (trụ sở tại Hà Nội, văn phòng tại Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh).

Sau khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu Cục sẽ cấp số nhận đơn và đồng thời ghi nhận ngày nộp đơn của nhãn hiệu, đây cơ sở pháp lý quan trọng nhất để xác định đơn hợp lệ và ngày ưu tiên của đơn đăng ký nhãn hiệu, chủ đơn sẽ theo dõi tiến trình đơn thông qua số đơn và ngày nộp đơn cho đến khi nhãn hiệu được cấp văn bằng bảo hộ.

Bước 4: Cục Sở hữu trí tuệ thẩm định đơn và ra thông báo kết quả xét nghiệm đơn hợp lệ hình thức

Trong thời gian từ 01 đến 02 tháng kể từ ngày nộp đơn, Cục Sở hữu sẽ ra thông báo xét nghiệm hình thức của đơn. Xét nghiệm hình thức của đơn đảm bảo đơn đã được khai đúng, xác định đúng nhóm đăng ký bảo hộ, tư cách pháp lý của chủ đơn. Xét nghiệm hình thức chưa là cơ sở xác định nhãn hiệu được cấp văn bằng bảo hộ.

Bước 5: Cục Sở hữu trí tuệ công bố đơn đăng ký nhãn hiệu trên Công báo của Cục Sở hữu trí tuệ

Trong vòng 02 tháng kể từ ngày có thông báo kết quả xét nghiệm đơn hợp lệ hình thức, Cục Sở hữu trí tuệ phải thực hiện thủ tục công bố đơn đăng ký nhãn hiệu trên Công báo của Cục Sở hữu trí tuệ.

Bước 6: Cục Sở hữu trí tuệ thẩm định nội dung đơn

Mục đích của việc thẩm định nội dung đơn là đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ, xác định phạm vi (khối lượng) bảo hộ tương ứng. Thời gian thẩm định nội dung của nhãn hiệu: 09-12 tháng.

Nếu trong quá trình thẩm định nội dung đơn, người nộp đơn chủ động hoặc theo yêu cầu của Cục Sở hữu trí tuệ tiến hành việc sửa chữa đơn, bổ sung tài liệu hoặc giải trình thì thời hạn thẩm định nội dung được kéo dài thêm tương ứng với thời hạn dành cho người nộp đơn thực hiện các công việc đó.

Bước 7: Thông báo kết quả xét nghiệm nội dung cấp hoặc không cấp văn bằng bảo hộ

Trong quá trình thẩm định nội dung đơn, Cục sở hữu trí tuệ xem xét các điều kiện đăng ký nhãn hiệu từ đó đánh giá khả năng cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà doanh nghiệp đăng ký.

- Nếu đơn đăng ký nhãn hiệu không đáp ứng đủ điều kiện, Cục Sở hữu trí tuệ ra Thông báo không cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà doanh nghiệp đăng ký. Doanh nghiệp xem xét và gửi công văn trả lời, khiếu nại quyết định của Cục Sở hữu, đồng thời đưa ra các căn cứ để cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu cho nhãn hiệu của doanh nghiệp.

- Nếu đơn đăng ký nhãn hiệu đáp ứng đủ điều kiện thì Cục Sở hữu trí tuệ ra Thông báo dự định cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu và nộp lệ phí cấp bằng. Sau 01-02 tháng kể từ ngày nộp lệ phí cấp văn bằng, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ cấp văn bằng bảo hộ cho chủ đơn.

Lưu ý:

- Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu là 10 năm kể từ ngày nộp đơn (ngày ưu tiên). Doanh nghiệp được gia hạn văn bằng bảo hộ và không hạn chế số lần gia hạn. Do vậy, nhãn hiệu sẽ là tài sản xuyên suốt quá trình hoạt động, kinh doanh của doanh nghiệp.

- Tuy nhiên, nếu nhãn hiệu không được sử dụng trong thời hạn năm năm liên tục sẽ bị chủ thể khác yêu cầu chấm dứt hiệu lực.

MỌI CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ:

CÔNG TY LUẬT TNHH NTB LEGAL

Địa chỉ: Tầng 5, Số 3 ngõ 124, phố Hoàng Ngân, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

Hotline: (024) 2322 5888 - 0943996589

Email: ntblegal@gmail.com

Website: http://ntblegal.vn/

Bình luận Facebook

CÔNG TY LUẬT TNHH NTB LEGAL

TƯ VẤN TRỰC TUYẾN, GIẢI ĐÁP THẮC MẮC VỀ LUẬT 24/7

LIÊN KẾT VỚI CHÚNG TÔI

 

XEM BẢN ĐỒ