Hotline tư vấn: 0943996589

Tầng 3, Số 72C Nguyễn Khang, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội

Thời gian làm việc

Các ngày từ Thứ 2 đến Thứ 6

Từ 8h:00 - 17h:30

Đăng ký nhãn hiệu

MỘT SỐ LƯU Ý KHI THỰC HIỆN THỦ TỤC ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU

17/11/2020 15:15 CH

                                        

1. Sự đồng nhất giữa việc đăng ký nhãn hiệu và tên thương mại của doanh nghiệp

Khi đăng ký nhãn hiệu, chủ đơn nên đăng ký tên nhãn hiệu trùng với tên thương mại của công ty hoặc trong phần chữ của nhãn hiệu có tên công ty để tránh trường hợp trong khoảng thời gian xem xét cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu, có người đăng ký tên công ty trùng với tên nhãn hiệu của mình. Từ đó, dù nhãn hiệu đã được cấp văn bằng bảo hộ nhưng chủ nhãn hiệu không thể thực hiện xử lý vi phạm hoặc yêu cầu chấm dứt hành vi sử dụng tên thương mại. Đây là quy định bất hợp lý của pháp luật Sở hữu trí tuệ và pháp luật Doanh nghiệp mà bản thân người nộp đơn cần lưu ý để tránh được rủi ro không cần thiết.

2. Lưu ý về màu sắc khi đăng ký nhãn hiệu

Theo quy định của pháp luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam không có các quy định cụ thể về phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu đen – trắng và nhãn hiệu màu, cũng như đăng ký nhãn hiệu đen – trắng hay đăng ký nhãn hiệu màu tuyệt đối quyền cho chủ sở hữu đơn. Tuy nhiên, thực tiễn bảo hộ nhãn hiệu ở Việt Nam cho phép một nhãn hiệu đăng ký ở dạng đen-trắng có thể được sử dụng ở các dạng màu sắc khác nhau, miễn là vẫn giữ nguyên được các nội dung chữ/hình của nhãn hiệu và không xâm phạm quyền đối với một nhãn hiệu đen-trắng hoặc màu của người khác đã được đăng ký. Do vậy, người nộp đơn nên ưu tiên đăng ký nhãn hiệu dưới dạng đen – trắng sẽ là tối ưu hơn.

3. Lưu ý về đăng ký nhãn hiệu hình (hay còn gọi là logo), nhãn hiệu chữ, câu định vị (slogan) khi đăng ký nhãn hiệu

Nhãn hiệu hình (hay còn gọi là logo): Có thể đăng ký độc lập bảo hộ với tư cách là một nhãn hiệu hoặc kết hợp với phần chữ của nhãn hiệu, câu định vị khi đăng ký nhãn hiệu.

Nhãn hiệu chữKhi đăng ký nhãn hiệu chữ chủ đơn đăng ký có thể lựa chọn hình thức của chữ nhãn hiệu đăng ký theo các dạng sau:

- Dạng thứ nhất: Chỉ đơn thuần cấu tạo từ các chữ in hoặc chữ số dạng tiêu chuẩn và chỉ ở dạng màu đen – trắng, đơn giản. Chủ nhãn hiệu chữ tiêu chuẩn được quyền sử dụng khá rộng đối với nhãn hiệu đã đăng ký, đó là quyền sử dụng nhãn hiệu trong các dạng chữ hoặc màu sắc bất kỳ mà mình muốn miễn là không xâm phạm quyền của một nhãn hiệu khác đang được bảo hộ. Việc sử dụng như vậy sẽ không phương hại đến nội dung được bảo hộ của nhãn hiệu. Hạn chế của dạng đăng ký nhãn hiệu chữ thứ nhất này cần lưu ý là khi sử dụng tùy ý như vậy, chỉ nội dung của nhãn hiệu là được bảo hộ còn kiểu chữ hay cách trình  bày độc đáo cũng như màu sắc của nhãn hiệu sẽ không thuộc phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu chữ tiêu chuẩn đã đăng ký và được cấp văn bằng bảo hộ.

- Dạng thứ hai: Cấu tạo từ các chữ cái, từ ngữ, chữ số được cách điệu hoặc hình họa hóa hoặc chứa màu sắc. Nhãn hiệu được đăng ký ở dạng này hiển nhiên vẫn được bảo hộ cả về mặt nội dung cốt lõi của nhãn hiệu đó là kết cấu chữ cái, phát âm và ý nghĩa của từ (nếu có) như nhãn hiệu chữ in tiêu chuẩn. Tuy nhiên, do nhãn hiệu còn được bảo hộ thêm cách trình bày (kiểu chữ hoặc kiểu trình bày đặc biệt) nên hiệu lực bảo hộ của nó được tăng cường mạnh hơn. Hạn chế của dạng đăng ký này là khi đăng ký nhãn hiệu chữ cách điệu thì chủ sở hữu chỉ được sử dụng nhãn hiệu đúng như mẫu đã đăng ký mà không được tùy ý sử dụng nhãn hiệu trong các dạng chữ khác hoặc cách thức khác.

4. Lưu ý về quyền ưu tiên ảnh hưởng đến đơn đăng ký nhãn hiệu

Quyền ưu tiên trong đăng ký nhãn hiệu ảnh hưởng đến việc cấp hay không cấp văn bằng bảo hộ cho đơn đăng ký nhãn hiệu của chủ thể khác. Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ và các điều ước quốc tế liên quan thì trong thời gian kể từ ngày nộp đơn đầu tiên đến ngày nộp đơn tại Việt Nam mà có chủ thể khác nộp đơn cho cùng đối tượng trong đơn đầu tiên thì đơn đầu tiên được ưu tiên bảo hộ. Vì vậy nên không thể chắc chắn nhãn hiệu cứ nộp đơn và đã tra cứu tình trạng đăng ký nhãn hiệu sẽ được cấp văn bằng bảo hộ.

5. Một số lưu ý khi thiết kế, lựa chọn đăng ký nhãn hiệu

Để đảm bảo khả năng được bảo hộ độc quyền đối với nhãn hiệu, doanh nghiệp cần thiết kế nhãn hiệu có tính độc đáo, phản ánh nét riêng biệt cho hàng hóa, dịch vụ của bên mình đồng thời phải có sự khác biệt với nhãn hiệu của đơn vị khác.

Nhãn hiệu có thể kết hợp giữa chữ và hình. Trong trường hợp nhãn hiệu chỉ là chữ nên có sự cách điệu để có thể được cấp văn bằng bảo hộ khi đăng ký.

Một số yếu tố không được cấp văn bằng bảo hộ (tức các dấu hiệu loại trừ không nên sử dụng làm nhãn hiệu) bao gồm:

- Hình học đơn giản, chữ số, chữ cái, chữ thuộc các ngôn ngữ không thông dụng,...;

- Dấu hiệu, biểu tượng quy ước, hình vẽ, tên gọi thông thường của hàng hoá, dịch vụ bằng bất kỳ ngôn ngữ nào (như dịch sang tiếng Anh, tiếng Nhật, Tiếng Tàu, tiếng La tinh…);

- Dấu hiệu chỉ thời gian, địa điểm, phương pháp sản xuất, chủng loại, số lượng, chất lượng, tính chất, thành phần, công dụng, giá trị hoặc các đặc tính khác mang tính mô tả hàng hoá, dịch vụ;

- Dấu hiệu mô tả hình thức pháp lý, lĩnh vực kinh doanh;

- Các dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hoá, dịch vụ.

MỌI CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ:

CÔNG TY LUẬT TNHH NTB LEGAL

Địa chỉ: Tầng 5, Số 3 ngõ 124, phố Hoàng Ngân, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

Hotline: (024) 2322 5888 - 0943996589

Email: ntblegal@gmail.com

Website: http://ntblegal.vn/

 

Bình luận Facebook

Các bài viết khác

CÔNG TY LUẬT TNHH NTB LEGAL

TƯ VẤN TRỰC TUYẾN, GIẢI ĐÁP THẮC MẮC VỀ LUẬT 24/7

LIÊN KẾT VỚI CHÚNG TÔI

 

XEM BẢN ĐỒ