Hotline tư vấn: 0943996589
Tầng 3, Số 72C Nguyễn Khang, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội
Thời gian làm việc
Các ngày từ Thứ 2 đến Thứ 6
Từ 8h:00 - 17h:30
1. Đối tượng tham gia BHXH bắt buộc – BHYT - BHTN
Các đối tượng phải tham gia BHXH bắt buộc - BHYT - BHTN gồm có:
- Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
+ Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
+ Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
+ Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
- Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.”
2. Trách nhiệm đóng BHXH bắt buộc – BHYT – BHTN cho NLĐ của NSDLĐ
Việc đóng BHXH bắt buộc là nghĩa vụ của cả NLĐ và NSDLĐ. Khoản 1 Điều 168 Bộ luật lao động năm 2019 quy định: “Người sử dụng lao động, người lao động phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; người lao động được hưởng các chế độ theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp. Khuyến khích người sử dụng lao động, người lao động tham gia các hình thức bảo hiểm khác đối với người lao động.”
Pháp luật nghiêm cấm các hành vi trốn, gian lận trong việc đóng BHXH bắt buộc – BHYT - BHTN.
3. Phương thức đóng BHXH bắt buộc – BHYT - BHTN
a) Đóng hằng tháng
Hằng tháng, chậm nhất đến ngày cuối cùng của tháng, NSDLĐ trích tiền đóng BHXH bắt buộc trên quỹ tiền lương tháng của những người lao động tham gia BHXH bắt buộc, đồng thời trích từ tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc của từng người lao động theo mức quy định, chuyển cùng một lúc vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH mở tại ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước.
b) Đóng 03 tháng hoặc 06 tháng một lần
Áp dụng đối với đơn vị là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả lương theo sản phẩm, theo khoán. Cơ quan BHXH phối hợp với cơ quan Lao động kiểm tra tại đơn vị trước khi quyết định phương thức đóng của đơn vị. Chậm nhất đến ngày cuối cùng của phương thức đóng, đơn vị phải chuyển đủ tiền vào quỹ BHXH.
4. Tỷ lệ đóng BHXH
NSDLĐ và NLĐ phải đóng BHXH bắt buộc – BHYT – BHTN theo tỷ lệ sau:
Đối tượng
BHXH
BHYT
BHTN
Tổng
Hưu trí
Ốm đau - thai sản
TNLĐ - BNN
Doanh nghiệp
14%
3%
0,50%
1%
21,5%
Người lao động
8%
-
1,50%
10,5%
Tổng cộng
22%
3,0%
0,5%
4,5%
2%
32%
5. Mức tiền lương đóng BHXH bắt buộc – BHYT - BHTN
Tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc – BHYT – BHTN bao gồm các khoản: mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương, các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động.
Trong đó:
- Mức lương theo công việc hoặc chức danh là mức lương tính theo thời gian của công việc hoặc chức danh theo thang lương, bảng lương do người sử dụng lao động xây dựng theo quy định tại Điều 93 của Bộ luật Lao động; đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm hoặc lương khoán thì ghi mức lương tính theo thời gian để xác định đơn giá sản phẩm hoặc lương khoán;
- Phụ cấp lương sẽ do NLĐ và NSDLĐ thỏa thuận trong quá trình ký kết và thực hiện HĐLĐ, là các khoản bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ và các khoản gắn với quá trình làm việc và kết quả thực hiện công việc của NLĐ. Phụ cấp lương thường là: phụ cấp chức vụ, chức danh; phụ cấp trách nhiệm; phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; phụ cấp thâm niên; phụ cấp khu vực; phụ cấp lưu động và các phụ cấp có tính chất tương tự.
- Các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật do NLĐ và NSDLĐ thỏa thuận.
* Mức lương tối thiểu đóng BHXH bắt buộc – BHYT – BHTN
- Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc – BHYT – BHTN không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng đối với NLĐ làm công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường;
- Đối với NLĐ làm công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề: mức lương tính BHXH bắt buộc – BHYT – BHTN phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng;
- Đối với NLĐ làm công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm: mức lương tính BHXH bắt buộc – BHYT – BHTN phải cao hơn ít nhất 5% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.
- Đối với NLĐ làm công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm: mức lương tính BHXH bắt buộc – BHYT – BHTN phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.
- Hiện nay, mức lương tối thiểu vùng vẫn được thực hiện theo Nghị định số 90/2019/NĐ-CP ngày 15/11/2019 của Chính phủ như sau:
Vùng
NLĐ làm công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường
NLĐ làm công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề
NLĐ làm công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
NLĐ làm công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
Công việc giản đơn
Công việc đòi hỏi qua đào tạo, học nghề
I
4.420.000 đồng/tháng
4.729.400 đồng/tháng
4.641.000 đồng/tháng
4.965.870 đồng/tháng
5.060.458 đồng/tháng
II
3.920.000 đồng/tháng
4.194.400 đồng/tháng
4.116.000 đồng/tháng
4.404.120 đồng/tháng
4.488.008 đồng/tháng
III
3.430.000 đồng/tháng
3.670.100 đồng/tháng
3.601.500 đồng/tháng
3.853.605 đồng/tháng
3.927.007 đồng/tháng
IV
3.070.000 đồng/tháng
3.284.900 đồng/tháng
3.223.500 đồng/tháng
3.449.145 đồng/tháng
3.514.843 đồng/tháng
* Mức lương tối đa đóng BHXH bắt buộc – BHYT – BHTN
- Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc – BHYT – BHTN tối đa bằng 20 tháng lương cơ sở.
- Theo Nghị quyết 128/2020/QH14 ngày 12/11/2020 của Quốc hội, trong năm 2021 chưa thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở, nên mức lương cơ sở hiện nay vẫn là 1.49 triệu đồng/tháng theo Nghị định số 38/2019/NĐ-CP ngày 09/5/2019 của Chính phủ.
Như vậy, mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc – BHYT – BHTN tối đa là: 1.490.000 * 20 = 29.800.000 (đồng/tháng)
MỌI CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ:
CÔNG TY LUẬT TNHH NTB LEGAL
Địa chỉ: Tầng 5, Số 3 ngõ 124, phố Hoàng Ngân, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội
Hotline: (024) 2322 5888 - 0943996589
Email: ntblegal@gmail.com
Website: http://ntblegal.vn/