Hotline tư vấn: 0943996589

Tầng 3, Số 72C Nguyễn Khang, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội

Thời gian làm việc

Các ngày từ Thứ 2 đến Thứ 6

Từ 8h:00 - 17h:30

Bài viết

ĐIỂM MỚI BỘ LUẬT LAO ĐỘNG NĂM 2019: Những điểm mới về Chế độ làm việc và Lương, thưởng của NLĐ

17/11/2020 15:50 CH

   Nối tiếp bài viết Phần 1: Những điểm mới về Hợp đồng lao động, NTB Legal tiếp tục tổng hợp những điểm mới của Bộ luật Lao động năm 2019 về vấn đề Chế độ làm việc và vấn đề lương, thưởng của NLĐ.

  

1. Bổ sung quy định về học nghề, tập nghề

   Điều 61 quy định rõ thế nào là  học nghề và thế nào là tập nghề. Theo đó:

   - Học nghề để làm việc cho người sử dụng lao động là việc người sử dụng lao động tuyển người vào để đào tạo nghề nghiệp tại nơi làm việc.

   - Tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động là việc người sử dụng lao động tuyển người vào để hướng dẫn thực hành công việc, tập làm nghề theo vị trí việc làm tại nơi làm việc.

   - Thời hạn học nghề và tập nghề đều không quá 03 tháng.

   Quy định này giúp NSDLĐ và NLĐ phân biệt rõ học nghề và tập nghề, tránh việc NSDLĐ lạm dụng việc học nghề và tập nghề để bắt NLĐ làm việc không lương.

2. Có nhiều tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở

   Theo Điều 3 Bộ luật Lao động 2019 thì:

   - Có thể có nhiều tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở.

   - Tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở gồm: i) Công đoàn cơ sở; ii) Tổ chức của NLĐ tại DN.

   Như vậy, Công đoàn không còn là tổ chức đại diện duy nhất của NLĐ tại cơ sở nữa. Do đó, Chương XIII đã được đổi tên từ “Công đoàn” thành “Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở”.

3. Các trường hợp phải đối thoại

   Đối thoại là điều cần thiết phải tiến hành giữa NSDLĐ và NLĐ để giúp hai bên thấu hiểu và chia sẻ lẫn nhau. Trên tinh thần quy định pháp luật hiện hành, Điều 63 Bộ luật Lao động năm 2019 đưa ra một số thay đổi và bổ sung về các trường hợp phải tiến hành đối thoại:

   - Đối thoại định kỳ ít nhất một năm một lần (Luật hiện hành quy định 03 tháng một lần);

   - Theo yêu cầu của một hoặc các bên;

   - Khi có vụ việc liên quan đến:

  • NLĐ thường xuyên không hoàn thành công việc;
  • Thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế;
  • Phương án sử dụng lao động;
  • Xây dựng thanh lương, bảng lương và định mức lao động;
  • Thưởng;
  • Nội quy lao động;
  • NSDLĐ tạm đình chỉ công việc của NLĐ khi vụ việc vi phạm có những tình tiết phức tạp.

4. Bổ sung thêm các nguyên tắc trả lương

Theo Điều 94 Bộ luật Lao động năm 2019, trong trường hợp không thể trực tiếp nhận lương, NLĐ có thể ủy quyền cho một người khác nhận lương thay. Việc ủy quyền phải thực hiện theo các quy định của pháp luật.

   Bên cạnh đó, để tránh trường hợp NSDLĐ dùng hàng hóa, dịch vụ của NSDLĐ thay thế tiền lương hay ép NLĐ phải mua và sử dụng hàng hóa, dịch vụ để quảng bá, Điều 94 cũng quy định: Người sử dụng lao động không được hạn chế hoặc can thiệp vào quyền tự quyết chi tiêu lương của người lao động; không được ép buộc người lao động chi tiêu lương vào việc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của người sử dụng lao động hoặc của đơn vị khác mà người sử dụng lao động chỉ định”.

                                        

5. NSDLĐ phải chịu các chi phí mở tài khoản và chuyển tiền trong trường hợp trả lương qua tài khoản ngân hàng

   Khác với quy định của pháp luật hiện hành, khi trả tiền lương qua tài khoản ngân hàng, NSDLĐ có thể thỏa thuận với NLĐ xem ai phải chịu các chi phí liên quan đến việc mở và duy trì tài khoản, thì Điều 96 Bộ luật Lao động năm 2019 đã quy định luôn các khoản chi phí này sẽ do NSDLĐ chịu và không được tính vào tiền lương.

6. Thay đổi tiền lương ngừng việc trong trường hợp đặc biệt có thể được thỏa thuận thấp hơn mức lương tối thiểu

   Khác với quy định của Bộ luật Lao động hiện hành quy định tiền lương ngừng việc luôn không được thấp hơn mức lương tối thiểu thì Điều 99 Bộ luật Lao động năm 2019 đã có một trường hợp ngoại lệ. Đó là: Nếu vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của NSDLĐ, NLĐ hoặc vì nguyên nhân khác quan thì tiền lương ngừng việc được hai bên thỏa thuận theo các trường hợp sau:

   - Ngừng việc từ 14 ngày làm việc trở xuống thì thỏa thuận tiền lương ngừng việc không thấp hơn mức lương tối thiểu;

   - Ngừng việc trên 14 ngày làm việc thì tiền lương ngừng việc do hai bên thỏa thuận nhưng phải đảm bảo tiền lương ngừng việc trong 14 ngày làm việc đầu tiên không thấp hơn mức lương tối thiểu. Như vậy, tiền lương ngừng việc trong những ngày tiếp theo sẽ hoàn toàn do hai bên thỏa thuận và không phụ thuộc vào mức lương tối thiểu.

7. Tăng giới hạn về số giờ làm thêm trong tháng

   Điều 107 bổ sung một số quy định về làm thêm giờ:

   - Số giờ làm thêm của NLĐ không quá 40 giờ trong 01 tháng (Luật hiện hành quy định không quá 30 giờ trong 01 tháng);

   - Quy định cụ thể một số trường hợp được làm thêm không quá 300 giờ/năm (Luật hiện hành không quy định cụ thể).

   - Bỏ quy định về nghỉ bù khi làm thêm giờ nhiều ngày liên tục.

8. Tăng số ngày nghỉ Quốc khánh và bổ sung các trường hợp nghỉ việc riêng

   Từ năm 2021, để mừng ngày Quốc khánh (02/9), NLĐ sẽ được nghỉ 02 ngày - ngày 02/9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau (quy định hiện hành cho nghỉ 01 ngày).

   Bên cạnh đó, Bộ luật Lao động năm 2019 cũng bổ sung thêm các trường hợp được nghỉ việc riêng hưởng nguyên lương là: con nuôi kết hôn; cha nuôi, mẹ nuôi chết; cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng chết; con nuôi chết (quy định hiện hành chỉ quy định các trường hợp liên quan đến con đẻ, cha đẻ, mẹ đẻ).

9. Bổ sung một số ngành nghề có tính chất đặc biệt được thực hiện thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi theo hướng dẫn của các Bộ, ngành quản lý

   Điều 116 về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người làm công việc có tính chất đặc biệt đã bổ sung thêm một số ngành nghề có tính chất đặc biệt là: tin học, công nghệ tin học; nghiên cứu ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến; thiết kế công nghiệp có thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi theo hướng dẫn của các Bộ, Ngành quản lý.

   Điều 166 của Bộ luật này cũng bổ sung một số lĩnh vực có thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi theo hướng dẫn của Chính phủ (hàng hải, hàng không).

10. Tăng tuổi nghỉ hưu

   Từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của cả nam và nữ sẽ được tăng dần theo lộ trình. Điều 169 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định:

   - Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.

   - Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ.

 

   Trên đây là những ý kiến tổng hợp của NTB Legal về Điểm mới của Bộ luật lao động năm 2019 về Chế độ làm việc và Lương, thưởng của NLĐ. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và giải đáp.

MỌI CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ:

CÔNG TY LUẬT TNHH NTB LEGAL

Địa chỉ: Tầng 5, Tòa nhà văn phòng số 3 ngõ 124 Hoàng Ngân, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

Hotline: (024) 23225888 - 0943996589

Email: ntblegal@gmail.com

Website: http://ntblegal.vn/

Bình luận Facebook

Các bài viết khác

2020
17/11
2023
07/02

BẢN TIN PHÁP LUẬT THÁNG 02 NĂM 2023

BẢN TIN PHÁP LUẬT THÁNG 02 NĂM 2023
2023
14/03

BẢN TIN PHÁP LUẬT THÁNG 03 NĂM 2023

BẢN TIN PHÁP LUẬT THÁNG 03 NĂM 2023
2022
06/07

BẢN TIN PHÁP LUẬT THÁNG 07 NĂM 2022

NTB Legal xin gửi tới Quý độc giả Bản tin pháp luật tháng 07 năm 2022:
2024
11/11

BẢN TIN PHÁP LUẬT THÁNG 11 NĂM 2024

BẢN TIN PHÁP LUẬT THÁNG 11 NĂM 2024

CÔNG TY LUẬT TNHH NTB LEGAL

TƯ VẤN TRỰC TUYẾN, GIẢI ĐÁP THẮC MẮC VỀ LUẬT 24/7

LIÊN KẾT VỚI CHÚNG TÔI

 

XEM BẢN ĐỒ