Hotline tư vấn: 0943996589
Tầng 3, Số 72C Nguyễn Khang, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội
Thời gian làm việc
Các ngày từ Thứ 2 đến Thứ 6
Từ 8h:00 - 17h:30
Theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ thì sáng chế và quyền đăng ký bảo hộ sáng chế được hiểu như thế nào? Trong bài viết hôm nay, chúng tôi xin cung cấp thông tin đến các doanh nghiệp những vấn đề xoay quanh đến vấn đề trên. Cùng với đó là sự cần thiết của việc đăng ký bảo hộ sáng chế đối với cá nhân tổ chức.
1. Sáng chế là gì ?
Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên.
Sáng chế được bảo hộ độc quyền dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế hoặc Bằng độc quyền giải pháp hữu ích.
2. Ai là người có quyền đăng ký bảo hộ sáng chế?
Quyền đăng ký bảo hộ sáng chế được hiểu là quyền nộp hồ sơ đến Cục sở hữu trí tuệ để được bảo hộ quyền phát minh ra phương pháp hữu ích áp dụng được trong công nghiệp của cá nhân, tổ chức có quyền. Pháp luật cũng quy định những chủ thể đáp ứng các điều kiện sau có quyền đăng ký sáng chế:
+ Trường hợp sáng chế được tạo ra trên cơ sở Nhà nước đầu tư toàn bộ kinh phí, phương tiện vật chất – kỹ thuật, quyền đăng ký sáng chế thuộc về Nhà nước. Tổ chức, cơ quan nhà nước được giao quyền chủ đầu tư có trách nhiệm đại diện Nhà nước thực hiện quyền đăng ký sáng chế;
+ Trường hợp sáng chế được tạo ra trên cơ sở Nhà nước góp vốn (kinh phí, phương tiện vật chất – kỹ thuật), một phần quyền đăng ký sáng chế tương ứng với tỷ lệ góp vốn thuộc về Nhà nước. Tổ chức, cơ quan nhà nước là chủ phần vốn đầu tư của Nhà nước có trách nhiệm đại diện Nhà nước thực hiện phần quyền đăng ký sáng chế;
+ Trường hợp sáng chế được tạo ra trên cơ sở hợp tác nghiên cứu – phát triển giữa tổ chức, cơ quan nhà nước với tổ chức, cá nhân khác, nếu trong thoả thuận hợp tác nghiên cứu – phát triển không có quy định khác thì một phần quyền đăng ký sáng chế tương ứng với tỷ lệ đóng góp của tổ chức, cơ quan nhà nước trong việc hợp tác đó, thuộc về Nhà nước. Tổ chức, cơ quan nhà nước tham gia hợp tác nghiên cứu – phát triển có trách nhiệm đại diện Nhà nước thực hiện quyền đăng ký sáng chế.
3. Điều kiện được bảo hộ
Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế nếu đáp ứng các điều kiện sau:
Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích nếu đáp ứng các điều kiện sau:
4. Các đối tượng không được bảo hộ dưới danh nghĩa sáng chế
Các đối tượng không được bảo hộ dưới danh nghĩa sáng chế được quy định trong Điều 59 Luật Sở hữu trí tuệ, gồm:
5. Hồ sơ đăng ký bảo hộ sáng chế gồm:
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ: Cục Sở sở hữu trí tuệ Việt Nam.
6. Hồ sơ đăng ký bảo hộ sáng chế trải qua các giai đoạn thẩm duyệt sau:
Giai đoạn thẩm định đơn về hình thức và Công bố đơn: Thẩm định hình thức đơn nghĩa là kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn, từ đó đưa ra kết luận đơn có được coi là hợp lệ hay không. Công bố đơn đối với đơn hợp lệ thì sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp quốc gia.
Thẩm định đơn về nội dung: Thẩm định đơn về nội dung là giai đoạn Cục sở hữu trí tuệ sẽ tiến hành đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn đáp ứng đủ các điều kiện bảo hộ về tính mới, tính sáng tạo, có khả năng áp dụng công nghiệp. Qua đó xác định phạm vi bảo hộ tương ứng với sáng chế đó. Nếu sáng chế đủ điều kiện cấp văn bằng, Cục SHTT sẽ tiến hành cấp văn bằng bảo hộ.
MỌI CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ:
CÔNG TY LUẬT TNHH NTB LEGAL
Địa chỉ: Tầng 5, Số 3 ngõ 124, phố Hoàng Ngân, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội
Hotline: (024) 2322 5888 – 0943996589
Email: ntblegal@gmail.com
Website: http://ntblegal.vn/