Hotline tư vấn: 0943996589

Tầng 3, Số 72C Nguyễn Khang, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội

Thời gian làm việc

Các ngày từ Thứ 2 đến Thứ 6

Từ 8h:00 - 17h:30

Bài viết

ĐIỂM MỚI BỘ LUẬT LAO ĐỘNG NĂM 2019: Những điểm mới về Hợp đồng lao động

17/11/2020 15:50 CH

   Bộ luật Lao động năm 2019 sẽ có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2021. So với Bộ luật lao động hiện hành, Bộ luật năm 2019 có nhiều bổ sung, thay đổi. Dưới đây, NTB Legal tổng hợp một số điểm mới đáng chú ý về Hợp đồng lao động của Bộ luật này.

 

                                         

1. Bổ sung dấu hiệu nhận dạng Hợp đồng lao động và phân biệt Hợp đồng lao động với các hình thức tuyển dụng khác

   Theo Điều 13 của Bộ Luật Lao động năm 2019: HĐLĐ là thỏa thuận giữa NLĐ và NSDLĐ về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên.

   Như vậy, được coi là HĐLĐ khi: có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương, sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên. Tên gọi không phải là dấu hiệu nhận biết của HĐLĐ.

   Đồng thời, Bộ Luật Lao động năm 2019 cũng nhấn mạnh việc ký kết HĐLĐ là bắt buộc.

2. Ghi nhận hình thức HĐLĐ thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu

   Điều 14 của Bộ Luật Lao động năm 2019 quy định các Hình thức của HĐLĐ bao gồm:

  •  HĐLĐ bằng văn bản;
  •  HĐLĐ giao kết thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu có giá trị như HĐLĐ bằng văn bản;
  •  HĐLĐ bằng lời nói (với hợp đồng có thời hạn dưới 01 tháng), trừ 3 trường hợp: i) công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng; ii) NLĐ chưa đủ 15 tuổi;  iii) lao động là người giúp việc gia đình.

3. Bỏ loại Hợp đồng lao đồng theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng

   Theo Điều 20 Bộ luật Lao động năm 2019 thì HĐLĐ chỉ còn 02 loại:

   a. HĐLĐ không xác định thời hạn;

   b. HĐLĐ xác định thời hạn (tối đa không quá 36 tháng).

   Như vậy, kể từ ngày 01/1/2021, đối với các công việc mùa vụ hoặc công việc khác có thời hạn dưới 12 tháng, NSDLĐ bắt buộc phải ký một HĐLĐ xác định thời hạn.

4. Không được sửa đổi thời hạn HĐLĐ bằng phụ lục HĐLĐ

   Điều 22 quy định không được sửa đổi thời hạn HĐLĐ bằng phụ lục HĐLĐ.

5. Mở rộng quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của NLĐ

   Bộ luật Lao động năm 2019 cho phép NLĐ được đơn phương chấm dứt HĐLĐ không cần lý do mà chỉ phải thực hiện nghĩa vụ thông báo. Thậm chí, trong các trường hợp sau, nghĩa vụ thông báo cũng được lược bỏ:

   - Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật này;

   - Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 97 của Bộ luật này;

   - Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;

   - Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;

   - Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 Điều 138 của Bộ luật này;

   - Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật này, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;

   - Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Bộ luật này làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.

                                                                 

 

6. Bổ sung một số do NSDLĐ được quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ và thay đổi một số quy định về thời hạn báo trước

   Điều 36 Bộ luật Lao động năm 2019 bổ sung thêm 03 lý do NSDLĐ có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ:

   - NLĐ đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định, trừ trường hợp có thỏa thuận khác;

   - NLĐ tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên;

   - NLĐ cung cấp thông tin không trung thực khi giao kết hợp đồng lao động làm ảnh hưởng đến việc tuyển dụng người lao động.

   Đồng thời, quy định rõ hơn trường hợp “thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác”: những lý do bất khả kháng khác đã được cụ thể hóa gồm dịch bệnh nguy hiểm, địch họa hoặc di dời, thu hẹp sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền”.

   Bên cạnh đó, thời hạn báo trước khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ cũng có sự thay đổi:

   - Thời hạn báo trước khi chấm dứt HĐLĐ đối với một số ngành nghề, công việc đặc thù do Chính phủ quy định.

   - Trường hợp chấm dứt HĐLĐ do NLĐ không có mặt tại nơi làm việc và NLĐ tự ý bỏ việc thì NSDLĐ không phải báo trước cho NLĐ.

7. Bổ sung thủ tục phải thông báo cho NLĐ thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế

   Theo Điều 42 về nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế thì khi NSDLĐ cho NLĐ thôi việc theo quy định tại điều này, ngoài việc phải thông báo cho cơ quan Nhà nước quản lý lao động cấp tỉnh (Ủy ban nhân dân tỉnh) còn phải thông báo trước 30 ngày cho NLĐ. Việc quy định thủ tục báo trước cho NLĐ là bắt buộc nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của NLĐ một cách tốt nhất.

8. Bổ sung trường hợp HĐLĐ vô hiệu toàn phần do vi phạm nguyên tắc giao kết HĐLĐ

   Điều 49 về Hợp đồng lao động vô hiệu đã bổ sung trường hợp HĐLĐ vô hiệu toàn phần khi vi phạm nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực khi giao kết HĐLĐ.

 

   Trên đây là những ý kiến tổng hợp của NTB Legal về Điểm mới của Bộ luật lao động năm 2019 liên quan đến Hợp đồng lao động. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và giải đáp.

MỌI CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ:

CÔNG TY LUẬT TNHH NTB LEGAL

Địa chỉ: Tầng 5, Tòa nhà văn phòng số 3 ngõ 124 Hoàng Ngân, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

Hotline: (024) 23225888 - 0943996589

Email: ntblegal@gmail.com

Website: http://ntblegal.vn/

Bình luận Facebook

CÔNG TY LUẬT TNHH NTB LEGAL

TƯ VẤN TRỰC TUYẾN, GIẢI ĐÁP THẮC MẮC VỀ LUẬT 24/7

LIÊN KẾT VỚI CHÚNG TÔI

 

XEM BẢN ĐỒ